Chi tiết tin - Xã A Ngo - Đakrông

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 1
  • Hôm nay 90
  • Tổng truy cập 206.153

GIỚI THIỆU CHUNG

10:57, Thứ Tư, 2-8-2023

VÙNG ĐẤT, CON NGƯỜI ANGO

 I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

 1. Vị trí địa lý A Ngo là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đakrông, cách trung tâm huyện 64km về phía tây nam, có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Xã có diện tích tự nhiên là 4.938,79 ha, dân số đến năm 2015 là 2.948 người, trong đó người Pacô chiếm 91%. Xã A Ngo có đường Hồ Chí Minh đi qua và có cửa khẩu quốc tế La Lay với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, do vậy đây là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng lân cận và cả nước. Xã A Ngo có ranh giới tiếp giáp như sau: Phía bắc giáp xã Tà Rụt. Phía nam giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Phía đông giáp xã A Bung, huyện Đakrông, (Quảng Trị) và xã Hồng Thủy, huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế). Phía tây giáp xã A Vao và nước Cộng hòa dân chủ

nhân dân Lào.

2. Điều kiện khí hậu, thời tiết

Xã A Ngo nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, với các yếu tố khí hậu đặc trưng chính sau: - Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 C, mùa nóng do ảnh hưởng của gió tây, nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 37,2 – 40,5° C. Mùa lạnh khi có gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình xuống dưới 15° C (thấp nhất tuyệt đối 9,5° C). - Chế độ mưa: Lượng mưa phân bố không đều, lượng mưa trung bình năm 2.260mm. Tháng 9 có lượng mưa lớn

nhất khoảng 320mm, tháng 12 có lượng mưa thấp nhất. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 12, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm. Mưa tập trung nhất từ tháng 9 đến tháng 11. Mùa khô thường từ tháng 1 đến tháng 4, chỉ chiếm khoảng 15% tổng lượng mưa cả năm. - Độ ẩm không khí: Xã A Ngo có độ ẩm không khí, lượng bốc hơi, chỉ số khô hạn (theo số liệu của trạm khí tượng Đông Hà) như sau: Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%. Các tháng có độ ẩm không khí thấp là tháng 6, 7, 8

từ 60 - 62%. Từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là các tháng có độ ẩm không khí cao 86-89%.

3. Đặc điểm địa hình

Địa hình đặc trưng của xã A Ngo là đồi núi cao, thấp dần theo hướng từ tây sang đông, bị chia cắt bởi các con sông suối của hệ thống sông Đakrông. Địa hình đồi núi có độ cao trung bình từ 450- 665m so với mặt nước biển, thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng. Địa hình thung lũng hẹp phân bố tập trung ở ven sông Đakrông, khu vực từ thôn A Đeng, A Đăng, A La, A Ngo, Kỳ Neh, Ăng Công, thích hợp cho sản xuất lúa nước, trồng màu và cây công nghiệp ngắn ngày.  Với địa hình như vậy tạo ra nhiều hợp thủy, sông suối.   Đây là nguồn nước có thể khai thác để phát triển sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, sự chia cắt địa hình khác nhau đã tạo nên những vùng tiểu khí hậu khác nhau, tạo nên sự đa dạng về cây trồng và vật nuôi trên địa bàn xã. Tuy nhiên, địa hình phức tạp cũng đã gây ra không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của nhân dân như đất sản xuất nông nghiệp manh mún, không tập trung; việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, các công trình giao

thông, thủy lợi đòi hỏi vốn đầu tư lớn.

4. Đất đai thổ nhưỡng

Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 4.938,79 ha, đã đưa vào sử dụng 3.333,06 ha, chiếm 67,49% diện tích, đất chưa sử dụng là 1.605,73 ha, chiếm 32,51% diện tích. Trong diện tích đất đưa vào sử dụng, diện tích đất sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ có 9,36% diện tích đất lâm nghiệp là 2.858,34 ha, trong đó đất có rừng sản xuất tự nhiên 1.153 ha, đất có rừng trồng sản xuất 239 ha, diện tích đất phòng hộ 1.464 ha.

Trên địa bàn xã có một số nhóm đất chính: - Đất đỏ vàng trên đá sét (Fs) phân bố ở phía bắc của xã A Ngo (giáp xã Tà Rụt), có độ dốc phổ biến 5-10, độ dày tầng mịn 50-70cm, thành phần cơ giới nhẹ, thích hợp cho trồng cây hằng năm và cây lâu năm.

Đất nâu tím trên đá sét (Fe): Đại bộ phận đất đai của xã thuộc nhóm này, phân bố nhiều ở phía nam, phía đông và phía tây của xã. Độ dốc phổ biến từ 15° đến trên 25°, độ dày tầng mịn 30-70cm, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình thích hợp cho cây trồng lâu năm và phát triển lâm nghiệp. Đất phù sa sông suối (Py) phân bố tập trung ở thôn A Đeng, độ dốc phổ biến từ 3° đến trên 8, thành phần cơ giới thịt nhẹ, thích hợp cho trồng cây hằng năm.

5. Nguồn nước

Nguồn nước mặt của xã khá phong phú, ngoài sông Đakrông thì có nhiều khe suối chảy trên địa bàn như suối Kỳ Say, suối Pa Linh, suối Pi Rao. Đây là nguồn nước quan trọng cho nước sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã. Nguồn nước ngầm, qua quan sát trực quan một số giếng đào của một số hộ dân trong xã cho thấy mức nước ngầm khá sâu, khoảng 10 đến 12m trong mùa mưa và 15m trong mùa khô. Nguồn nước ngầm trên địa bàn được người dân ở đây khai thác và sử dụng nhiều vào sản xuất, sinh hoạt.

II. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG

1. Lịch sử hình thành vùng đất xã A Ngo

Năm 1832, dưới thời vua Minh Mạng, nhà Nguyễn đổi trấn Quảng Trị thành tỉnh Quảng Trị, gồm: Phủ Triệu Phong, phủ Cam Lộ và 4 huyện: Hải Lăng, Gio Linh, Vĩnh Linh và Hướng Hóa. Năm 1850, huyện Hướng Hóa đổi thành huyện Thành Hóa và có 9 châu, 9 tổng. Năm 1886, thực dân Pháp chiếm đóng tỉnh Quảng Trị, cắt 9 châu của huyện Thành Hóa sáp nhập vào tỉnh Savånnakhệt (Lào), còn lại 9 tổng là làng Thuận, Làng Hạ, Vân Kiều, Tam Thanh, Làng Liên, La Niết, Tâm Linh, O Giang và An Hy Lạp thành lập huyện Hướng Hóa đến bây giờ. Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ có chủ trương đổi tổng thành xã. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Quảng Trị, các đồng chí Trần Hoài Quang, Lê Khắc Khoan được cử lên lãnh đạo xây dựng chính quyền, nhất là bộ máy chính quyền cấp cơ sở, bãi bỏ cấp tổng, nhanh chóng hợp các thôn, bản thành xã. Lúc này, toàn huyện Hướng Hóa có 30 xã, trong đó có xã Hướng Điền (A Bung, A Ngo, Tà Rụt). Năm 1957, phát hiện được những hoạt động cách mạng ở địa bàn vùng núi, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai càng tìm cách khống chế, kìm kẹp nhân dân. Chúng tổ chức các đơn vị hành chính thôn, xã chặt chẽ hơn. 12 thôn người Việt với khoảng 2.500 nhân khẩu, sống rải rác dọc theo bờ sông Thạch Hãn ghép lại trong 2 xã Ba Lương và Ba Xuân. 36 thôn người Bru - Vân Kiều với khoảng 1.500 nhân khẩu ghép lại thành 5 xã: Ba Thành, Ba Bình, Ba

Hy, Ba Đăng, Ba Linh). Xã Ba Đăng (là địa phận A Ngo,Tà Rụt ngày nay).

Đến năm 1959, nhằm ngăn chặn sự chi viện mọi mặt của hậu phương miền Bắc qua đường mòn Hồ Chí Minh, Mỹ - nguỵ đã xây dựng Ba Lòng thành một căn cứ quân sự mạnh và ban hành Nghị định số 215-HC, ngày 17-5- 1958 nâng Nha đại diện hành chính Ba Lòng lên thành quận Ba Lòng, quận lỵ đặt tại xã Ba Lương (vùng đất Hải Phúc, Ba Lòng ngày nay), gồm 7 xã: Ba Lương, Ba Xuân, Ba Thành, Ba Bình, Ba Hy, Ba Đăng, Ba Linh.

Năm 1961, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ V, được sự đồng ý của Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Hướng Hóa đã triệu tập Hội nghị đại biểu Đảng bộ huyện vào tháng 7-1961 tại xã Kỳ Nơi. Hội nghị đã quyết định cắt 7 xã: Mều, A Túc, A Vao, A Xóc, Xù Muồi, A Bung và A Cha thành lập huyện Hy Lạp, các vùng còn lại ở phía nam đường 9 và bắc đường 9 thành lập huyện Mông Cổ. Xã Hướng Điền tách ra thành 3 xã Hóa Quảng (tức Tà Rụt), Hóa Thượng (tức xã A Ngo ngày nay) và xã A Bung thuộc huyện Mông Cổ. Tháng 6-1966, thực hiện quyết định của cấp trên về việc hợp nhất hai huyện Hy Lạp và Mông Cổ thành huyện mới - huyện Nam Hướng Hóa. Xã Hóa Thượng đổi tên thành xã A Ngo thuộc huyện Nam Hướng Hóa. Thực hiện Quyết định số 01 ngày 4-1-1976 của Ban Chấp hành Đảng bộ Quảng Trị về việc thống nhất hai huyện Nam - Bắc Hướng Hoá và bỏ Ban Chỉ đạo miền núi; đến ngày 28-1-1976, Tỉnh uỷ Quảng Trị có Quyết định số 67-QĐ/TU về việc chỉ định Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hướng Hoá thống nhất. Đảng bộ Hướng Hoá đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Bình Trị Thiên. Xã A Ngo đặt dưới sự lãnh đạo của huyện Hướng Hóa. Theo Nghị định số 83-CP ngày 17-2-1996 của Chính phủ, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị được thành lập trên cơ sở 10 xã của huyện Hướng Hóa, 3 xã của huyện Triệu Phong. Xã A Ngo là đơn vị hành chính cơ sở trực thuộc huyện Đakrông. Xã A Ngo hiện nay có 9 thôn: A Ngo, La Lay, A Rồng Y Niêng, A Rồng Y Nựp, A Đeng, Ăng Công Kỳ Ne, A La, A Đang.

2. Đặc điểm dân cư và đời sống kinh tế - văn hóa

Đời sống văn hóa xã hội của các dân tộc trên địa bàn xã A Ngo khá phong phú, đa dạng và được chú trọng bảo tồn, phát triển. Thành phần cư dân đa dạng, nhưng trải qua quá trình

chung sống, chinh phục với tự nhiên và chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, con người nơi đây đã cố kết lại với nhau trong một cộng đồng tương đối bền vững. Không hề có hiềm khích, xung đột, cùng chung lưng đấu cật để tồn tại và phát triển trên mảnh đất mà mọi người đều là chủ nhân thật sự. Về ngôn ngữ: Kadô là ngôn ngữ của người Pacô, còn Kanay là ngôn ngữ của người Vân Kiều. Song, quá trình sinh sống gần gũi nhau từ lâu đời nên ngôn ngữ, tâm lý

sinh hoạt xã hội của người Vân Kiều, Pacô có một số nét tương đồng Về đời sống kinh tế, văn hóa: Văn hóa của dân tộc Pacô là văn hóa của cư dân trồng trọt. Đến nay, loại hình trồng