Chi tiết tin - Xã A Ngo - Đakrông

 

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập 7
  • Hôm nay 170
  • Tổng truy cập 222.495

Đảng ủy xã A Ngo tổ chức Hội nghị đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ xã A Ngo, nhiệm kỳ 2020-2025

Post date: 04/05/2023

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện uỷ, sự quan tâm hỗ trợ tạo điều kiện của các cấp, ngành và sự tập trung lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ xã, cùng với tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong toàn xã, tình hình kinh tế - xã hội, đời sống của Nhân dân cơ bản ổn định; quốc phòng - an ninh được giữ vững; chất lượng hoạt động hệ thống chính trị và công tác xây dựng Đảng ngày càng được củng cố và nâng cao. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội trong nước, trong huyện và trên địa bàn xã cũng đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, thiên tai, dịch bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai xảy ra cuối năm 2020…đã tác động trực tiếp và ảnh hưởng đến quá trình thực hiện Nghị quyết cũng như đời sống Nhân dân trên địa bàn. Song, với quyết tâm chính trị cao trong lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền cùng với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân đã thực hiện cơ bản có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVI đã đề ra, đạt nhiều kết quả quan trọng.

Hình ảnh tại hội nghị

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ A NGO TRONG NỮA ĐẦU NHIỆM KỲ 2020-2025

I. CÔNG TÁC LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ A NGO NHIỆM KỲ 2020-2025

1. Công tác chỉ đạo học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã A Ngo lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025

Công tác chỉ đạo học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 được Đảng ủy nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trên cơ sở Nghị quyết và kế hoạch của Ban Thường vụ Huyện ủy, Đảng ủy xã đã chủ động ban hành các kế hoạch[1] và tổ chức các hội nghị học tập, quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện, xã lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 với 286 người tham gia học tập.

Thông qua việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, tuyên truyền Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 nhằm giúp cán bộ, đảng viên nắm vững nội dung cốt lõi, những điểm mới trong các văn kiện Đại hội; trên cơ sở đó, cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng chương trình hành động để tổ chức thực hiện Nghị quyết, đồng thời tuyên truyền sâu rộng trong toàn Đảng bộ và các tầng lớp Nhân dân, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết.

2. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và ban hành các Nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, huyện lần thứ VI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XVI; sơ tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết và việc thực hiện cam kết trách nhiệm hàng năm

Công tác xây dựng và ban hành các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp được Đảng ủy xã tập trung thực hiện. Sau Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng ủy xây dựng và ban hành các văn bản phục vụ công tác lãnh, chỉ đạo của nhiệm kỳ 2020 - 2025[2]. Bên cạnh công tác ban hành các văn bản phục vụ công tác lãnh, chỉ đạo của Đảng ủy , căn cứ vào tình hình thực tế và để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh ủy, huyện ủy để cụ thể hóa thành Chương trình hành động, kế hoạch thực hiện và đề ra các Nghị quyết chuyên đề về công tác bảo đảm An ninh trật tự, phấn đấu đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự”; về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã; về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn xã A Ngo; về chuyên đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hàng năm và cả nhiệm kỳ.

Để đảm bảo công tác lãnh đạo của Đảng ủy, hằng năm Đảng ủy đã chủ động xây dựng các Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ như: Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội; về quốc phòng - an ninh; ban hành chương trình công tác trọng tâm, chương trình kiểm tra, giám sát. Ngoài ra, căn cứ vào chương trình công tác trọng tâm hằng năm và tình hình thực tế, Đảng ủy đã chủ động ban hành các thông báo, kế hoạch, báo cáo…để kịp thời trong công tác lãnh, chỉ đạo, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết và việc thực hiện cam kết trách nhiệm hàng năm

Hằng năm căn cứ vào chương trình công tác trọng tâm của huyện ủy, Đảng ủy xây dựng chương trình công tác trọng tâm và căn cứ vào kế hoạch, công văn của trên. Đảng ủy đã kịp thời chỉ đạo văn phòng Đảng ủy phối hợp với các ban ngành có liên quan tham mưu cho Đảng ủy xây dựng đầy đủ, kịp thời các báo cáo sơ kết, tổng kết các Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động của Đảng các cấp đúng theo kế hoạch của cấp trên.

Hằng năm, trên cơ sở tổng kết công tác xây dựng Đảng, Đảng ủy đã tiến hành đăng ký các nội dung thực hiện cam kết trách nhiệm của Đảng ủy xã và người đứng đầu với Ban Thường vụ huyện ủy. Sau khi ký kết tại hội nghị tổng kết công tác xây dựng đảng do huyện ủy tổ chức, Đảng ủy đã tổ chức quán triệt và phân công giao nhiệm vụ cho các đồng chí trong cấp ủy theo từng lĩnh vực, chuyên môn phụ trách để triển khai thực hiện. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm phải kịp thời báo cáo với Ban Thường vụ Đảng ủy những kết quả đạt được và những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện để có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN (phụ lục chỉ tiêu chủ yếu kèm theo)

1. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu của Nghị quyết

1.1. Về kinh tế:

Việc triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế trong nữa nhiệm kỳ còn gặp nhiều khó khăn và thách thức, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, mưa lũ kéo dài. Tuy nhiên, với tinh thần chỉ đạo quyết liệt, với nhiều giải pháp đồng bộ nên kinh tế tiếp tục phát triển, chuyển dịch đúng hướng theo Nghị quyết Đại hội đã đề ra, cụ thể:

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân 721,5 ha/năm, đạt 99,24% so với NQ (NQ 727 ha).

- Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm 1.038,9 tấn/năm, đạt 94,48% so với NQ (NQ 1.100 tấn).

- Tổng đàn gia súc hàng năm bình quân 2.292 con, đạt 105,45% NQ (NQ 2.200 con); tổng đàn gia cầm hàng năm bình quân 7.936 con, đạt 105,82% NQ (NQ 7.500 con).

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 52,6% năm (NQ tăng 10%/năm).

- Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2022 tạm tính đạt 13,8 triệu/người/năm, đạt 38,3% (NQ đề ra cuối năm 2025 đạt 36 triệu/người/năm).

- Đang tiến hành xây dựng vùng nguyên liệu nếp than và chuối lùn bản địa để tiến tới đề xuất công nhận sản phẩm OCOP.

- Đến cuối năm 2022 đã thành lập 02 Tổ hợp tác (nếp than và chuối lùn bản địa).

1.2. Lĩnh vực văn hóa - xã hội:

- Tỷ lệ hộ nghèo bình quân năm 2020 và 2021 giảm bình quân 5,8% (NQ đề ra hàng năm giảm 5 - 6%).

- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn bình quân hàng năm 20 lao động, đạt 50% (NQ đề ra hàng năm 40 lao động).

- Tạo việc làm mới bình quân hàng năm 174,7 lao động, đạt 317,58% NQ (NQ đề ra hàng năm tạo việc làm mới cho 50 – 60 lao động).

- Xuất khẩu lao động bình quân 3,3 người, đạt 133,3% so với NQ (NQ đề ra hàng năm từ 2-3 người).

- Đến cuối năm 2022 duy trì 100% thôn đạt danh hiệu văn hóa cấp huyện; 02 thôn đạt danh hiệu văn hóa cấp tỉnh (NQ đề ra 2-3 thôn đạt danh hiệu văn hóa cấp tỉnh).

- Hằng năm bình quân có 85,3% hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt 106% NQ (NQ đề ra hàng năm 80%).

- Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân hàng năm 1,9% (NQ đề ra đến cuối năm 2025 đạt 1,5%).

- Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi SDD (theo chiều cao) bình quân hàng năm giảm 0,64% (NQ đề ra hàng năm giảm 1,2 - 2%).

- Tỷ suất sinh bình quân hàng năm giảm 3,97 ‰ (NQ đề ra bình quân hàng năm giảm 1,1‰).

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện đạt 100%.

- Hàng năm bình quân tăng 0,33 tiêu chí nông thôn mới (NQ đề ra hàng năm tăng bình quân 2 tiêu chí). Hiện nay chưa có thôn đạt tiêu chí nông thôn mới.

1.3. Chỉ tiêu môi trường

- Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 72,5% (NQ đề ra đến 2025 đạt 90%).

- Tỷ lệ gia đình có hố xí hợp vệ sinh cuối năm 2022 đạt 38,5% (NQ đề ra đến cuối năm 2025 đạt trên 80%).

- Diện tích trồng mới rừng tập trung bình quân hàng năm 57,3 ha, đạt 191,11% (NQ đề ra 30 ha).

- Trồng cây phân tán 2,5 ha, đạt 250% (NQ đề ra hàng năm 01 vạn cây).

- Tỷ lệ che phủ rừng cuối năm 2022 đạt 52,02% (NQ đề ra đến cuối năm 2025 đạt 62%).

Như vậy có 4/7 chỉ tiêu về kinh tế, 6/10 chỉ tiêu về xã hội đạt, 1/4 chỉ tiêu về môi trường đạt hoặc vượt chỉ tiêu Nghị quyết; 1 chỉ tiêu về kinh tế, 3 chỉ tiêu về xã hội không đạt chỉ tiêu Nghị quyết; 2 chỉ tiêu về kinh tế, 1 chỉ tiêu về xã hội, 3 chỉ tiêu về môi trường đang triển khai thực hiện.

1.4. Chỉ tiêu về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể:

- Bình quân hàng năm có 100% tổ chức đảng hoàn thành nhiệm vụ, trong đó có trên 20% tổ chức đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

- Kết nạp đảng viên mới: 16 đồng chí đạt 30% (Nghị quyết từ 8 đến 10 đảng viên/năm).

- Tỷ lệ đảng viên đang sinh hoạt tại Đảng bộ được quán triệt, tiếp thu các Chỉ thị, Nghị quyết, Quy định, kết luận của Đảng đạt 100%.

- Tỷ lệ tổ chức chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể vững mạnh trên 65%, không có tổ chức chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể yếu kém.

- 100% tỷ lệ cán bộ được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên và lý luận chính trị từ sơ cấp trở lên.

2. Kết quả thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm và các lĩnh vực đột phá (Nghị quyết đại hội đã xác định……….)

3. Kết quả cụ thể trên các lĩnh vực

3.1. Về lĩnh vực kinh tế

3.1.1. Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới

* Trồng trọt: Nhìn chung trong nửa nhiệm kỳ qua, sản xuất nông nghiệp gặp không ít khó khăn, tình hình thời tiết khá phức tạp, rét đậm kéo dài theo từng năm, đặc biệt năm 2020 chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai, năm 2021 - 2022, dịch bệnh COVID – 19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến địa bàn xã. Do vậy, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm xấp xỉ đạt chỉ tiêu Nghị quyết. Tuy nhiên, năng suất các loại cây trồng và tổng sản lượng lượng thực có hạt tăng so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra.

Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm bình quân 721,5 ha/năm, đạt 99,24% so với NQ (NQ 727 ha). Trong đó, cây lương thực 476,1 ha (lúa nước 40,7 ha, lúa rẫy 100,0 ha, ngô 326,3 ha); cây chất bột lấy củ (sắn, khoai lang, khoai khác) 204,9 ha; cây thực phẩm 46,1 ha; cỏ chăn nuôi gia súc 1,7 ha; cây gia vị và dược liệu 1,7 ha.

Về năng suất các loại cây trồng chủ yếu: Lúa nước: 43,6 tạ/ha, tăng 3,6 tạ/ha so với kế hoạch (KH 40 tạ/ha); lúa rẫy: 9 tạ/ha, tăng 1,0 tạ/ha so kế hoạch (KH 8 tạ/ha); ngô: 23,7 tạ/ha tăng 5,7 tạ/ha so với kế hoạch (KH 18 tạ/ha); sắn: 175,3 tạ/ha, tăng 40,3 tạ/ha so với kế hoạch (KH 135 tạ/ha).

Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm 1.038,9 tấn/năm, đạt 122,22% so với NQ (NQ 850,0 tấn).

Bình quân lương thực đầu người đạt 211,3kg/người/năm, đạt 91,66% so với Nghị quyết (NQ 230,5kg/người).

Năm 2021, UBND xã phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai thí điểm mô hình Chuối tiêu hồng tại thôn A Ngo. Mô hình ban đầu được đánh giá thành công, thu nhập khoảng 120 - 150 triệu đồng/ha. Hiện nay, UBND xã tiếp tục phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh triển khai mô hình chuối lùn bản địa.

* Về chăn nuôi: Công tác chăn nuôi được UBND xã phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân quan tâm đến việc chăn dắt, làm chuồng trại cho đàn gia súc. Nhờ vậy, đã giảm thiểu tình trạng chăn nuôi thả rông như trước đây.

Tổng đàn gia súc, gia cầm và trọng lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân hàng năm đều tăng so với chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra.

Tổng đàn gia súc bình quân hàng năm 2.292 con (trâu 137 con, bò 810 con, lợn 373 con, dê 972 con). Tổng đàn gia cầm bình quân hàng năm 7.936 con.

Việc nuôi cá nước ngọt đã đưa lại những kết quả bước đầu đáng phấn khởi, hiện xã có 42 ao cá với diện tích 01 ha, đem lại thu nhập ổn định cho một số hộ gia đình.

* Về lâm nghiệp: Tập trung tuyên truyền vận động người dân tham gia bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; không tự ý đốt rừng làm nương rẫy gây ảnh hưởng đến việc quản lý và bảo vệ rừng. Thường xuyên làm tốt công tuyên truyền vận động hội viên chấp hành và thực hiện nghiêm túc các Quy định của Đảng, Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã, chủ động công tác giám sát và phản biện xã hội đối với cơ quan đơn vị về thực hiện Chỉ thị số 08-CT/HU, Chương trình hành động của Đảng ủy xã về thực hiện Chỉ thị 08-CT/HU của Huyện ủy trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã.

Ban hành các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ và phát triển rừng. Tích cực vận động người dân trồng rừng để đảm bảo diện tích, từ năm 2020 đến cuối năm 2022, toàn xã trồng được 172 ha rừng tập trung, 7,5 vạn cây phân tán. Xây dựng phương án tổ bảo vệ rừng do xã phụ trách (DVMTR) với 04 tổ: Tổ A Đeng, tổ A Ngo, tổ La Lay, tổ Kỳ Neh; 03 tổ bảo vệ rừng cộng đồng gồm tổ A Đeng, tổ A Ngo và Kỳ Neh.

Phối hợp với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh, Hạt Kiểm lâm tiến hành rà soát, xác định diện tích được chi trả DVMTR trên địa bàn xã với tổng diện tích 1.175,62 ha.

* Tình hình vi phạm pháp luật về Lâm nghiệp:

Năm 2021, lực lượng Kiểm lâm đã kiểm tra phát hiện và lập biên bản VPHC: 08 vụ. Lâm sản tịch thu 19,046 m3 gỗ quy tròn các loại; động vật rừng: 29 cá thể, khối lượng 82,3kg. Xử phạt sung quỹ nhà nước: 100 triệu đồng.

Năm 2022, lực lượng Kiểm lâm phát hiện và lập biên bản VPHC: 06 vụ; Lâm sản tịch thu 12,520 m3 gỗ quy tròn các loại; 02 rựa phát. Xử phạt sung quỹ nhà nước: 7.000.000 đồng.

3.1.2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội

- Ngành TTCN, TMDV đã có những bước phát triển. Toàn xã có khoảng 20 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với khoảng 33 lao động tham gia sản xuất. Các ngành nghề chủ yếu: Xay xát, giết mổ gia súc, rèn, gia công chế biến mộc, làm bún và may mặc.

- Được sự quan tâm của cấp trên, giai đoạn 2020-2022 hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã tiếp tục được đầu tư xây dựng phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất và dân sinh.

Từ năm 2020 - 2022 từ nguồn vốn ngân sách tỉnh, nguồn viện trợ không hoàn lại và nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 đã bố trí, khởi công xây dựng 15 công trình với tổng số vốn đầu tư 54.722 triệu đồng.

3.1.3. Phát triển thương mại, các loại hình dịch vụ, đẩy mạnh phát triển du lịch

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn phát triển khá mạnh và ổn định, có 95 hộ kinh doanh, chủ yếu bán các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, lương thực, thực phẩm, dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ.

Hệ thống Internet, thông tin liên lạc về trên địa bàn xã ngày càng được nâng cấp, số lượng người sử dụng Internet tăng cao, theo thống kê có khoảng 500 hộ có ti vi, 2000 người có sử dụng Internet. Cơ quan xã vẫn duy trì số lượng máy vi tính (xách tay và cố định) là 24 cái; việc nhận và chuyển văn bản qua mạng, một cửa điện tử, phần mềm kiểm soát TTHC, tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2015, hội nghị trực tuyến vẫn được triển khai thường xuyên. Hệ thống loa truyền thanh xã cơ bản được duy trì kịp thời cung cấp thông tin cần thiết đặc biệt tuyên truyền về công tác phòng chống dịch COVID – 19, công tác cải cách hành chính….

Đến nay xã có 7/7 thôn bản với 899/899 hộ đạt 100% số hộ sử dụng điện lưới quốc gia. Chương trình khuyến công được chú trọng triển khai.

3.1.4. Công tác tài chính, ngân sách, tín dụng, ngân hàng

* Tài chính ngân sách: Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2020-2022: 22.926.095.693 đồng, trong đó thu trên địa bàn 136.055.000đ đồng, bình quân mỗi năm thu trên địa bàn tăng 52,6% (chỉ tiêu Nghị quyết đề ra tăng 10%).

Tổng chi ngân sách địa phương giai đoạn 2020-2022: 22.598.751.064 đồng (kết dư ngân sách giai đoạn 2020-2022: 327.344.629 đồng). Công tác chi ngân sách đảm bảo kịp thời, đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

* Vốn vay tín dụng: Chính sách vốn vay tín dụng được triển khai thường xuyên trên địa bàn. Người dân được tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội để đầu tư phát triển kinh tế và phục vụ đời sống. Nhìn chung việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, cơ bản hiệu quả, góp phần giúp người dân xóa đói giảm nghèo. Qua kênh Ngân hàng chính sách, toàn xã hiện có 573 hộ vay, gồm 8 tổ, do 04 hội nhận ủy thác (Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) với tổng số dư nợ trên 33 tỷ đồng.

3.1.5. Công tác khuyến nông, xúc tiến thương mại, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào tất cả các lĩnh vực

Chương trình khuyến công được chú trọng triển khai như nghề đan lát mây tre... tuy nhiên, chưa được duy trì.

3.1.6. Công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu

Công tác quản lý hồ sơ địa chính đã đi vào nề nếp, các hoạt động đánh giá hiện trạng sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai được đảm bảo. Thủ tục hành chính về đất đai được thực hiện tại Bộ phận 1 cửa theo quy trình, thủ tục, được công khai minh bạch. Công tác quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, chặt chẽ hơn, dần đi vào nề nếp.

Giai đoạn 2020-2022 giải quyết và hòa giải thành 03 vụ tranh chấp đất đai trên địa bàn xã, xử lý hoàn thành 34/78 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang tồn đọng (trong đó 8 giấy đã bàn giao cho các hộ gia đình, 26 giấy nộp lưu trữ theo quy định).

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, truyền thông môi trường như: Tổ chức các buổi mít tinh, ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường hưởng ứng ngày môi trường thế giới (5/6), định kỳ hàng tháng, hàng quý tổ chức ra quân dọn dẹp vệ sinh ở các thôn trên địa bàn xã. Triển khai quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; xác định trách nhiệm của các tổ chức kinh doanh, hộ gia đình, Nhân dân và chính quyền đối với công tác giữ gìn và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường; công tác phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác quản lý chất thải, trọng tâm là quản lý chát thải sinh hoạt. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân làm làm Nhà tiêu hợp vệ sinh. Đến nay, toàn xã có 321/834 hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh, đạt 38,5%.

3.1.7. Công tác đối ngoại và kinh tế đối ngoại

Là xã biên giới giáp với nước bạn Lào, UBND xã luôn chú trọng công tác đối ngoại, thường xuyên duy trì giao ban định kỳ bản - bản 2 bên biên giới giữa bản La Lay (Việt Nam) với bản La Lay-A Sói (Lào). Năm 2022, UBND xã đã phối hợp với Cụm II/huyện Salavan tổ chức hội nghị sơ kết 15 năm kết nghĩa hai bên biên giới. Từ đó góp phần thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa cư dân 2 bên tuyến biên giới.

Trong giai đoạn 2020-2022, UBND xã phối hợp chặt chẽ với tổ chức Plan International triển khai có hiệu quả nguồn vốn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và công tác trẻ em.

3.2. Về lĩnh vực văn hóa-xã hội

3.2.1. Công tác giáo dục đào tạo

Đã chuyển biến rõ nét cả về số lượng, chất lượng dạy và học ở các ngành học, bậc học. Quy mô mạng lưới trường lớp được đầu tư xây dựng và kiên cố hoá, khang trang đến tận các thôn bản. Trong những năm qua đã xây dựng và đầu tư thêm một số phòng học tại các điểm trường; chú trọng đổi mới chương trình dạy học và từng bước phát triển, huy động tối đa học sinh trong độ tuổi đến trường, nhất là Ngành học Mầm non, tỷ lệ huy động trẻ đạt 98%. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học được đẩy mạnh; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở được chú trọng triển khai. Tỉ lệ học sinh khá và giỏi của các bậc học trung bình các năm đạt trên 30%.

Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được tăng cường và nâng lên cả về số lượng, chất lượng. Tỷ lệ học sinh lên lớp khá cao và chất lượng khá đảm bảo so với trước. Công tác xã hội hoá giáo dục được chú trọng; công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập có bước chuyển biến tích cực. Các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên cũng được thực hiện nghiêm túc.

Chính sách hỗ trợ học sinh vùng khó luôn được quan tâm để động viên con em đến trường, đến lớp đầy đủ. Giải quyết đúng, đủ, kịp thời các chế độ đối với học sinh tại các cấp học, Năm học 2020 - 2021 nhận và cấp 953.718.000 triệu đồng tiền mặt và 9.720 kg gạo cho học sinh (cấp TH&THCS); cấp học Mầm non đã nhận và cấp 397,288 triệu đồng. Năm 2021 - 2022 nhận và cấp 14.024kg gạo, 1.316.642.000 đồng tiền mặt cho học sinh (cấp T'H&THCS); cấp học Mầm non đã nhận và cấp 767.277  đồng.

3.2.2. Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đẩy mạnh công tác dân số và bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân luôn được quan tâm triển khai thực hiện. UBND xã đã chỉ đạo Trạm y tế xã đẩy mạnh công tác truyền thông giáo dục sức khỏe tại cộng đồng, chủ động thực hiện giám sát dịch tễ, thực hiện tốt các chương trình mục tiêu do các cấp đề ra, huy động sự tham gia tích cực của người dân. Kết quả, trong giữa nhiệm kỳ qua đã khám và điều trị cho 5.867 lượt người, trong đó điều trị bảo hiểm y tế là 1.828 lượt người, khám dự phòng 4.039 lượt người, chuyển tuyến 150 lượt người, nhân điều trị đông tây y kết hợp 550 lượt người.

Công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản, KHHGĐ được triển khai đúng kế hoạch. Hàng tháng phối hợp với các ban ngành tổ chức truyền thông về các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình, về mất cân bằng giới tính, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, công tác tiêm phòng được triển khai đầy đủ.

Công tác phòng chống Covid 19: UBND xã đã triển khai đầy đủ và kịp thời các văn  bản chỉ đạo của tỉnh, huyện về phòng chống dịch bệnh Covid 19, thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Năm 2021, 2022, địa bàn huyện Đakrông nói chung và xã A Ngo nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19. Tuy nhiên, nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và người dân chấp hành nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch, nên dịch bệnh đã được kiểm soát tốt và không có trường hợp tử vong do dịch bệnh.

3.2.3. Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao được quan tâm thực hiện. Tổ chức treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền tại trụ sở các cơ quan, đơn vị, các thôn trong các sự kiện chính trị, Tết và các ngày Lễ của quê hương, đất nước. Duy trì thường xuyên nhiệm vụ quản lý, vận hành đài truyền thanh đảm bảo các thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa nghệ thuật, thể thao, giải trí và nhiều thông tin bổ ích khác trên sóng phát thanh đến với bà con Nhân dân.

Công tác xây dựng “Gia đình văn hóa” đã triển khai thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục quy định của các cấp từ việc tổ chức đăng ký đến bình xét, công nhận cho các hộ đạt chuẩn GĐVH. Giai đoạn 2020-2022, các hộ gia đình được công nhận gia đình văn hóa bình quân đạt 85,3%/năm, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (80%).

Về hương ước, quy ước xây dựng làng văn hóa: Thực hiện Quyết định 22/2018/QĐ-TTg về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước, UBND xã đã triển khai, chỉ đạo các Khu dân cư xây dựng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và tình hình thực tiễn của địa phương, có tính thống nhất chung và mang tính tự nguyện cao. Quyền làm chủ của nhân dân được phát huy trong việc đề ra các nội dung, biện pháp xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư trong quy ước. Nhiều thôn, đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Quy ước.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện trong cán bộ, đảng viên và tầng lớp Nhân dân tích cực hưởng ứng và đạt được nhiều kết quả tích cực, làm thay đổi diện mạo khu dân cư, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh. Công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia rèn luyện sức khỏe được tăng cường, phong trào thể dục, thể thao trong quần chúng ngày càng phát triển. Xây dựng văn hóa gắn với phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo.

Phong trào thể dục thể thao ở các thôn, cụm dân cư ngày càng phát triển. UBND xã đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn tổ chức các giải thể thao đã huy động đông đảo người dân tham gia. Định kỳ hàng năm tổ chức Ngày chạy “Olympic vì sức khỏe toàn dân”. Năm 2021, tổ chức thành công Đại hội TDTT điểm cấp xã và tham gia tích cực các giải TDTT trong khuôn khổ Đại hội TDTT huyện năm 2021-2022. Năm 2022, được Bộ VHTTDL tặng Bằng khen đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác văn hóa, TDTT.

3.2.4. Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, các chính sách an sinh xã hội

* Công tác Giảm nghèo:

Công tác xoá đói giảm nghèo được quan tâm chú trọng một cách thường xuyên. Thực hiện tốt chính sách xã hội như hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ vay vốn với lãi suất thấp cho hộ nghèo....Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm bình quân 5,8%.

Thực hiện chế độ BHYT cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định. Trên địa bàn xã, 100% người dân có BHYT. Tích cực tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện. Năm 2022, vận động nhân dân tham gia BHXH tự nguyện, tổng cộng có 20 trường hợp tham gia.

Công tác giải quyết việc làm, từ năm 2020 - 2022 tạo và giải quyết việc làm cho 524 người (bình quân mỗi năm 174,7 người). Phối hợp với công ty An Dương tổ chức tuyên truyền xuất khẩu lao động tại 7/7 thôn. Năm 2022, có 10 lao động tham gia xuất khẩu tại thị trường Nhật Bản. Tổ chức 03 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn với 60 học viên tham gia.

*  Việc thực hiện chính sách an sinh xã hội:

Trong giai đoạn 2020-2022 đã thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội trên địa bàn xã. Các chế độ, chính sách được chi trả kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng. Thường xuyên quan tâm đến các đối tượng thương binh, bệnh binh và gia đình liệt sĩ nhân dịp lễ, tết, 27/7. Tiếp nhận và cấp phát đầy đủ gạo hỗ trợ của Chính phủ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo các dịp Tết nguyên đán, giáp hạt.

Về lĩnh vực nhà ở cho hộ nghèo và hộ chính sách: Từ năm 2020 - 2022, đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng 31 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo, gia đình có công với cách mạng (gồm cả làm mới và sửa chữa, từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và kênh UBMTTQVN).[3]

3.2.5. Chính sách dân tộc

Các chế độ, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện nghiêm túc. Hàng năm, tổng hợp kết quả rà soát, bình chọn người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 đang được tích cực triển khai thực hiện theo kế hoạch vốn cấp trên phân bổ.

3.3. Việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

* Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới:

 Công tác chỉ đạo điều hành: UBND xã đã kiện toàn BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới xã, giai đoạn 2020 – 2025 gồm 21 thành viên do Chủ tịch UBND xã Trưởng Ban chỉ đạo; đồng thời thực hiện kiện toàn Ban quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới xã gồm 11 thành viên. Đã bố trí 01 công chức ĐC-NN thực hiện công tác chuyên trách nông thôn mới chịu trách nhiệm giúp UBND xã, Ban chỉ đạo xã xây dựng kế hoạch nông thôn mới, tham mưu triển khai công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện Chương trình nông thôn mới.

Qua điều tra, rà soát xã đạt 10/19 tiêu chí nông thôn mới bao gồm: tiêu chí 2 - Giao thông; tiêu chí 3 - Thủy lợi; tiêu chí 4 - Điện; tiêu chí 7 - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; tiêu chí 8 - Thông tin và truyền thông; tiêu chí 12 - Lao động có việc làm; tiêu chí 14 - giáo dục và đào tạo; tiêu chí 16 về Văn hóa; tiêu chí 18 - hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; tiêu chí 19 về Quốc phòng - an ninh.

Kế hoạch đến hết năm 2025, toàn xã đạt 13/19 tiêu chí, các tiêu chí dự kiến đạt là tiêu chí 06, TC 13 và TC 15.

Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, xã dự kiến xây dựng chuổi sản phẩm liên kết sản phẩm chuối lùn bản địa, hiện nay đang triển khai, Nghị quyết giao phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ hoàn thành 1 – 2 sản phẩm (không đạt).

* Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững:

Từ nguồn hỗ trợ của các chương trình, dự án đã tập trung chỉ đạo chính quyền xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện đảm bảo có hiệu quả theo hướng hỗ trợ tập trung, chú trọng vào các nội dung có thể phát huy thế mạnh của địa phương. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đã  được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo phát huy tối đa nguồn đầu tư. Trong giữa nhiệm kỳ qua chương trình giảm nghèo bền vững như: trong đó chương trình 30a là: 349.980.000 triệu đồng; chương trình 135 là: 337.100.000 triệu đồng. Qua đó đã tổ chức thực hiện xây dựng được các mô hình sản xuất mới như mô hình nuôi ngan đen; trồng cam, trồng chuối lùn, hỗ trợ 34 cái máy xạ hàng, 08 máy cắt cỏ...

* Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030:

…………………….

3.4. Công tác quốc phòng-an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

a) Quốc phòng:

Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, chế độ trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì nghiêm. Phối hợp chủ động nắm chắc mọi tình hình, xử lý kịp thời các tình huống. Công tác tuyển quân, gọi công dân lên đường nhập ngũ trong giai đoạn 2020-2022 luôn đảm bảo chỉ tiêu cấp trên giao. Từ năm 2020-2022 đã có 21 công dân lên đường nhập ngũ, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Trực SSCĐ nhân dịp lễ, tết đảm bảo quân số, tham gia tập huấn và huấn luyện dân quân đảm bảo đầy đủ. Triển khai các văn kiện, Nghị định, Chỉ thị của trên có liên quan đến nhiệm vụ QP-QSĐP đúng hướng dẫn, tổ chức biên chế biên chế 1 Ban CHQS quân số 05 đ/c; trung đội cơ động quân số 28 đ/c, Dân quân tại chỗ quân số 21 đ/c LL binh chủng 23 đ/c.

Tổ chức bảo quản vũ khí thiết bị đúng quy định. Nâng cấp, sửa chữa mô hình học cụ phục vụ huấn luyện đảm bảo đúng quy định, có chất lượng. Phối hợp với Đồn Biên phòng CKQT La Lay và Công an xã tuần tra, phát quang đường biên cột mốc 14 đợt, quân số tham gia 312 người, không phát hiện dấu hiệu vi phạm.

Tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho đối tượng 4, quân số tham gia 125 người, thời gian bồi dưỡng 2 ngày/năm. Học viên được cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khoá học.

b) An ninh:

Tình hình an ninh chính trị được ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn đăng ký theo Thông tư số 124/2021/TT - BCA, ngày 28/12/2021 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh trật tự”. Từ năm 2020 – 2022, xã đạt chuẩn về ANTT. Năm 2020, Công an xã phối hợp với Đồn BPCKQT La Lay, BCHQS quân sự xã thành lập 04 chốt chặn nhằm phòng ngừa các đối tượng nhập cảnh trái phép.

Giai đoạn 2020-2022, xảy ra 01 vụ nhập cảnh trái phép, 01 vụ gây rối, 02 vụ tai nạn lao động.

Chỉ đạo Công an xã thường xuyên tuần tra kiểm soát, đảm bảo ANTT vào các giờ cao điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Từ năm 2020 – 2022 đã xử lý 43 trường hợp vi phạm với số tiền 13.150.000 đồng nộp ngân sách nhà nước.

Về ma túy: Triển khai và duy trì hoạt động có hiệu quả “mô hình 3 quản”. Đối tượng sử dụng, có nguy cơ sử dụng hiện trên điạ bàn có 03 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy, cam kết thực hiện đối với các đối tượng sử dụng ma túy.

Công tác quản lý hộ tịch hộ khẩu: Nhập khẩu 200 trường hợp, đăng ký tạm vắng đi lao động 91 trường hợp, tạm trú 65 trường hợp, tách hộ 33 trường hợp, nhập hộ từ địa phương khác đến 04 trường hợp, chuyển đi 41 khẩu, xoá 05 khẩu (chết), xoá do vắng mặt trên 12 tháng 05 khẩu. Xác nhận cư trú cho 2.238 trường hợp.

UBND xã chỉ đạo Công an duy trì thường xuyên công tác kiểm tra tạm trú tạm vắng, nhập khẩu theo quy định. Hiện nay, toàn xã có 899 hộ, 3.687 nhân khẩu.

Công tác quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Hiện nay, trên địa bàn xã có 04 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú, các cơ sở chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật.

3.5. Công tác xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh, cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp

Hàng năm, tổ chức họp đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và đánh giá, phân loại công chức. Kết quả, hàng năm tập thể UBND xã và 100% cán bộ, công chức được xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên[4]. Riêng năm 2022, tập thể UBND xã được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Thực hiện kịp thời các chế độ chính sách cho cán bộ, công chức; đề xuất cấp trên nâng lương định kỳ, nâng lương trước thời hạn, chuyển ngạch cho CBCC kịp thời, đúng quy định. Tạo điều kiện thuận lợi cho CBCC tham gia các lớp đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Đội ngũ người hoạt động không chuyên trách cấp xã, không chuyên trách ở thôn thường xuyên được cũng cố, kiện toàn. Năm 2022, tổ chức bầu Trưởng thôn nhiệm kỳ 2022-2025 đảm bảo đúng quy trình, quy định, khách quan, phát huy dân chủ.

Công tác cải cách hành chính, đặc biệt là thủ tục hành chính luôn được quan tâm triển khai thực hiện đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tổ chức, cá nhân đến giao dịch tại Bộ phận 1 cửa. Tiến hành công khai, niêm yết thủ tục đầy đủ; mua sắm, nâng cấp trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động tại Bộ phận 1 cửa.

Việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ trên phần mềm motcua.quangtri.gov.vn được thực hiện thường xuyên, kết quả giải quyết trước hạn, đúng hạn chiếm trên 99% tổng số hồ sơ tiếp nhận. Năm 2021, 2022, kết quả chấm điểm chỉ số CCHC của xã đạt mức khá và tốt. Tiếp tục duy trì hệ thống tài liệu nội bộ trong hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, phần mềm quản lý hồ sơ công việc, phần mềm quản lý thông tin cán bộ, công chức…

Công tác tiếp công dân luôn được quan tâm, được thực hiện theo đúng quy định. Chủ tịch UBND xã tiếp công dân định kỳ 4 lần/tháng, được bố trí vào thứ 5 hàng tuần. Từ năm 2020-2022 việc tiếp công dân được thực hiện tại Phòng Chủ tịch UBND xã. Năm 2023, việc tiếp công dân được thực hiện tại Phòng Tiếp công dân tại Trụ sở xã.

Công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo đảm bảo quy trình quy định. Hầu hết các đơn thư được tiến hành hòa giải ngay tại cấp xã. Những đơn thư không thuộc thẩm quyền công dân được hướng dẫn đến cơ quan, cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

3.6. Hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể chính trị-xã hội, các hội quần chúng

Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội được đổi mới về nội dung, phương thức, gắn với cam kết trách nhiệm, hướng về cơ sở, gắn bó mật thiết với các tầng lớp Nhân dân; chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và Nhân dân. Tăng cường phối hợp với chính quyền, với các tổ chức thành viên để hướng hoạt động đế với cộng đồng dân cư, hỗ trợ Nhân dân trong sản xuất, giảm nghèo, giải quyết việc làm, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống. Thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua với nhiều cách làm sáng tạo, thu hút đông đảo đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân tham gia, phát huy sức mạnh đoàn kết trong phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, xây dựng đô thị văn minh; đặc biệt cuộc vận động “ngày vì người nghèo” được phát triển sâu rộng; phong trào đóng góp, ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả. Các hoạt động an sinh xã hội, chăm lo, hỗ trợ người nghèo, các gia đình chính sách, đối tượng khó khăn được đổi mới theo hướng vừa trực tiếp vận động, vừa hướng dẫn, kết nối đến các địa chỉ cụ thể cần được giúp đỡ, hỗ trợ.

Mặt trận và các đoàn thể thực hiện tốt công tác giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217 và Quyết định số 218 của Bộ Chính trị (khóa XI). Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, hội viên, xây dựng, củng cố tổ chức vững mạnh[5].

3.7. Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng nhiệm vụ trong giai đoạn mới

3.7.1. Công tác xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và đạo đức

Công tác học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và học tập, quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước được Đảng ủy triển khai tổ chức thực hiện đầy đủ với nhiều hình thức thích hợp; đồng thời, chủ động cụ thể hóa sát hợp với điều kiện của địa phương và từng đơn vị[6]. Phương pháp triển khai đã từng bước đổi mới, lồng ghép thực tiễn địa phương, đơn vị, phân công trách nhiệm rõ ràng… góp phần nâng cao chất lượng học tập, nhận thức của cán bộ, đảng viên được nâng lên; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước từng bước vào thực tiễn cuộc sống. Công tác tuyên truyền tiếp tục được chú trọng, tập trung tuyên truyền các sự kiện lịch sử, chính trị của quê hương đất nước[7]. Công tác bồi dưỡng giáo dục lý luận chính trị có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần củng cố, nâng cao trình độ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất cao trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội.

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, khóa XIII) về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đạt được những kết quả quan trọng, có nhiều chuyển biến rõ nét. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên gắn với việc kiểm điểm, đánh giá và biện pháp giải quyết vấn đề cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay được cấp ủy các cấp thực hiện nghiêm túc; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng được nâng lên; vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cơ quan, đơn vị được chú trọng; ý thức tự giác trong công việc, phục vụ Nhân dân được tăng cường. Qua việc tổ chức diễn đàn, sinh hoạt chi bộ đã góp phần tăng niềm tin và sự đồng thuận. Việc sơ kết, tổng kết, tuyên dương, khen thưởng được tiến hành theo đúng quy định.

3.7.2. Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác tổ chức bộ máy, cán bộ

Công tác tổ chức, cán bộ của Đảng bộ tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. Tiếp tục đề ra giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, nhất là phát huy trách nhiệm người đứng đầu ở các tổ chức đảng, chính quyền trong việc thực hiện chức trách và nhiệm vụ được giao. Kết quả xếp loại chi bộ bình quân hàng năm đạt TSVM đạt 20%, HTTNV đạt 90%, không có chi bộ không HTNV. Đảng bộ năm 2020, 2021, 2022  đạt Đảng bộ HTTNV.

Việc bố trí, sắp xếp cán bộ đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo, quản lý và điều hành của đội ngũ cán bộ; gần 3 năm qua Đảng ủy đã cử 05 đồng chí học trung cấp lý luận chính trị, 19 đồng chí sơ cấp lý luận chính trị; đến nay, trong tổng số 23 cán bộ, công chức trình độ Đại học chiếm 95,65% (22/23); Quan tâm quy hoạch, đào tạo, mạnh dạn bố trí đội ngũ cán bộ trẻ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, phát huy được năng lực, sở trường, kiến thức đào tạo, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ xuyên suốt và hiệu quả, từ đó tác động và làm chuyển biến ý thức của cán bộ, đảng viên tự giác rèn luyện kỷ luật, phẩm chất, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị. Hiện đội ngũ cán bộ công chức xã hầu hết đạt chuẩn theo quy định. Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý xã và cán bộ chủ chốt Mặt trận, Đoàn thể giai đoạn 2020 - 2025, 2025 - 2030 theo đúng quy trình. Thường xuyên củng cố, kiện toàn nhân sự các khối, ngành, Mặt trận - Đoàn thể từ xã đến thôn, bản. Xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, trách nhiệm, tận tình phục vụ nhân dân. Công tác đánh giá, nhận xét cán bộ hàng năm khách quan và thực chất, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên.

Hiện nay, Đảng bộ có 10 chi bộ trực thuộc. Các chi bộ cơ bản thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và sinh hoạt Đảng, chú trọng chế độ họp cấp ủy theo Chỉ thị 10-CT/TW, Hướng dẫn 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề, tỷ lệ đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ định kỳ đạt trên 95%. Hàng năm tổng kết đánh giá, phân tích chất lượng tổ chức đảng và đảng viên được thực hiện nghiêm túc, tỷ lệ đảng viên hoàn thành nhiệm vụ đạt trên 98%, trong đó đảng viên HTXSNV chiếm 11,3% và trên 80% chi bộ trực thuộc hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có chi bộ yếu kém. Lãnh đạo các chi bộ đẩy mạnh việc quản lý và phân công công tác cho từng đảng viên.

Bồi dưỡng, tạo nguồn, giới thiệu 57 quần chúng ưu tú tham gia học lớp nhận thức về Đảng, trong giữa nhiệm kỳ qua đã kết nạp 16 đảng viên, đạt 32% chỉ tiêu nghị quyết Đại hội. Số lượng đảng viên toàn Đảng bộ hiện có 226 đồng chí (tăng 08 đồng chí so với đầu nhiệm kỳ). Tổ chức trang trọng lễ trao Huy hiệu Đảng vào các đợt cho 18 đảng viên. Trong giữa nhiệm kỳ đã tổ chức thăm hỏi, viếng, chăm lo quà tết cho: 06 đảng viên ốm đau, 05 đảng viên từ trần.

3.7.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng

Ngay từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy, UBKT đã xây dựng quy chế hoạt động, hàng năm xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, tập trung chủ yếu vào nội dung: kiểm tra, giám sát chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước, Điều lệ Đảng; thực hiện nguyên tắc tổ chức hoạt động của Đảng, quy chế làm việc, quản lý đảng viên, giữ gìn đoàn kết nội bộ; thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm; trong gần 3 năm qua, Đảng ủy đã tiến hành 03 đợt kiểm tra tổ chức Đảng và 26 đảng viên; 06 đợt giám sát chi bộ; Ủy ban kiểm tra Đảng ủy tiến hành 05 đợt kiểm tra tổ chức Đảng và 36 đảng viên; 04 đợt giám sát chi bộ; xử lý kỷ luật 08 trường hợp (08 đồng chí bị xử lý khiển trách). Công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ và chất lượng góp phần xây dựng Đảng bộ nhiều năm đạt Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3.7.4. Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với Nhân dân

Được cấp ủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và có chuyển biến tích cực, nhất là công tác tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, nhiệm vụ của địa phương; thường xuyên nắm bắt tình hình, tâm tư nguyện vọng của quần chúng nhân dân, xử lý kịp thời những vướng mắc, bức xúc trong Nhân dân; thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ xã, phường, thị trấn. Nhờ vậy, đã góp phần xây dựng và giữ vững đoàn kết dân tộc, củng cố lòng tin của Nhân dân, kiên quyết đấu tranh với các quan điểm sai trái, lệch lạc.

A Ngo là xã miền núi, biên giới có tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đến 95% nhưng bà con nhân dân một lòng thực hiện theo chủ trương của Đảng, Nhà nước. Hàng năm, UBND xã duy trì giao ban định kỳ bản – bản 2 bên biên giới giữa 2 bản Lay Lay Việt và La Lay Lào. Bà con nhân dân 2 bên biên giới giữ mối quan hệ mật thiết.

3.7.5. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác nội chính, cải cách tư pháp và đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí

Cấy ủy Đảng, chính quyền đã thực hiện tốt việc học tập, quán triệt các văn bản của Trung ương, của tỉnh, huyện trên lĩnh vực nội chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí đề tổ chức thực hiện và đem lại nhiều kết quả. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đạt được những kết quả tích cực, nâng cáo hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên, nhân dân, cấp ủy, chinh quyền đã thực hiện khá tốt công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kê khai tài sản, thu nhập và kiểm soát kê khai tài sản theo quy định của Đảng và Nhà nước. Trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về công tác tiếp công dân, gii quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo được chú trọng; kịp thời giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, không để phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

3.7.6. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng

Ngay sau Đại hội Đảng bộ lần thứ XVI, Ban Chấp hành Đảng bộ đã ban hành quy chế làm việc toàn khóa; Đảng ủy xây dựng chương trình công tác hàng quý, năm; Mọi hoạt động của Ban Chấp hành nghiêm túc theo quy chế, phát huy dân chủ, đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình, phát huy vai trò tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Ban Thường vụ Đảng ủy duy trì tốt chế độ giao ban với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, MTTQ và các đoàn thể; chất lượng nội dung các kỳ họp Ban Chấp hành từng bước được đổi mới; tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt của các chi bộ, thực hiện tốt việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Thường xuyên duy trì tốt công tác kiểm tra để phát hiện và giải quyết kịp thời các vấn đề nảy sinh.

 

 

More